Từ đầu thế kỷ 20, hành tinh đã dần nóng lên do ảnh hưởng từ các hoạt động công nghiệp. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng hơn 1 độ kể từ năm 1880 khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở phương Tây.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này được cho là ngành điện than. Việc đốt nhiên liệu hoá thạch để sản xuất điện làm sinh ra đến 1/3 tổng lượng khí nhà kính gây ra nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, khí thải còn đến từ nhiều hoạt động vận chuyển, sản xuất, xây dựng, nông nghiệp, vv…

5 ngành công nghiệp làm sinh ra nhiều khí nhà kính nhất:

  Ngành Tỉ lệ phát thải khí nhà kính
1 Năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch 30%
2 Vận tải 15%
3 Sản xuất và Thi công 13.3%
4 Nông nghiệp 11.1%
5 Các nhiên liệu đốt khác (gỗ,…) 8.2%
Tổng: 77.6%

Nhưng trái đất nóng lên thì có gì đáng sợ? Cùng lắm là chúng ta sẽ tắm và sử dụng điều hoà thường xuyên hơn là được, đúng không? Không sai, thế nhưng việc nóng lên lại gây ra ảnh hưởng mạnh ở một số khu vực xa xôi ngoài kia: Nam Cực và Greenland, nơi có những chỏm băng và sông băng chứa 69% tổng lượng nước ngọt thế giới.

Nam Cực – Ảnh chụp bởi Jocrebbin

Kể từ năm 1950, sự nóng lên toàn cầu làm nhiệt độ đã tăng hơn 2,4 độ ở Nam Cực. Greenland nóng lên khoảng 2,7 độ chỉ trong khoảng từ năm 1996 đến 2014. Điều này khiến các khu vực này trở thành khu vực nóng lên nhanh nhất trên hành tinh.

Hệ quả hiển nhiên nhất khi nóng lên đó là băng tan, dẫn đến mực nước biển dâng cao trên toàn thế giới. Đây là sự tàn phá với nhiệt độ đại dương và hệ thống thời tiết, dẫn đến xói mòn bờ biển gia tăng, bão lốc thường xuyên hơn, và thậm chí là sự sụp đổ của toàn bộ nghề cá như ở Vịnh Maine.

Trên thực tế, sự tan chảy của các dải băng ở Greenland và Nam Cực là tác nhân chủ yếu làm nước biển dâng cao. Mức nước đã tăng 16-21cm trong khoảng thời gian từ 1900 đến 2016, với mức tăng nhanh 7,5cm được ghi nhận từ năm 1993 đến 2017.

Điều này, như được nhấn mạnh ở trên, thực sự là tin xấu cho nhân loại. Ngay lúc này, dải băng Greenland đang biến mất nhanh hơn bốn lần so với năm 2003 và đã đóng góp 20% lượng nước khiến mực nước biển dâng cao.

Hiểm hoạ tiềm tàng

Nếu chúng ta không hành động quyết liệt để hạn chế lượng khí thải phát tán, tốc độ tan chảy của dải băng Greenland được dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào cuối thế kỷ. Khi đó, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao thêm 6,1 mét.

Nếu có một ngày tất cả băng trên thế giới tan chảy, mực nước biển sẽ tăng 70,1 mét. Nước sẽ nhấn chìm những thành phố ven biển, bao gồm New York, Thượng Hải và London và hơn 40% dân số toàn cầu sẽ trở thành người tị nạn.

Chưa kể đến tất cả các hóa chất hiện đang bị mắc kẹt trong băng sẽ được giải phóng, dẫn đến sự mất cân bằng muối của các đại dương và trữ lượng nước uống dưới lòng đất của chúng ta.

Lời cảnh tỉnh

Có thể những dự đoán này nghe như phim về ngày tận thế, nhưng những hệ luỵ của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao là rất khó để phủ nhận.

Phim 2012 (2009)

Như đã đề cập ở trên, mực nước biển đã tăng lên và chúng ta đang dần mất đi những hòn đảo và thành phố ven biển, bao gồm cả Jakarta ở Đông Nam Á. Jakarta đang chìm xuống nhanh một cách đáng kinh ngạc (25,4 cm mỗi năm) và đến năm 2050, 95% Bắc Jakarta sẽ ở bị nước nhấn chìm. Năm 2019, Tổng thống tuyên bố Indonesia sẽ chuyển thủ đô.

Các thành phố ven biển đang chìm khác bao gồm: Thành phố Mexico – nơi chìm nhanh nhất ở mức 30,5 cm mỗi năm, New Orleans và San Francisco ở Mỹ, cũng như Lagos ở Nigeria.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy mực nước biển dâng chỉ từ 1 đến 3 đã có thể coi là thảm họa đối với mọi thành phố ven biển ở tầng thấp trên thế giới. Hiện tại, Liên Hợp Quốc ước tính mực nước biển có thể tăng khoảng 1 mét vào năm 2100, tức chỉ trong 80 năm nữa.

Như đã đề cập ở trên, ngay bây giờ – nếu không có gì thay đổi – thế giới sẽ nóng lên 4 độ vào năm 2100. Nếu điều đó xảy ra, thì các đại dương có thể dâng cao thêm 2 mét; khoảng 1,8 triệu km2 đất (hay diện tích gấp khoảng năm lần Việt Nam) có thể bị mất và có tới 187 triệu người phải di dời.

Vì vậy, biến đổi khí hậu là vấn đề trầm trọng hơn nóng lên toàn cầu nhiều lần. Nó gây ảnh hưởng đến mọi thứ trên hành tinh của chúng ta. Như tổ tiên của chúng ta đã dặn dò (nhưng nhiều người trong chúng ta đã quên), mọi thứ trong tự nhiên đều ở trạng thái cân bằng và khi sự cân bằng đó bị xáo trộn, sẽ sinh ra những hậu quả khó lường.

Đó là lý do NGAY BÂY GIỜ là thời gian để ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và hướng về thiên nhiên: mặt trời, gió và thủy triều, để tạo ra năng lượng cho nhân loại. Nếu còn ngoan cố, một thực tế rất khắc nghiệt sẽ đón chờ chúng ta trong tương lai.