Thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình cho biết hóa đơn tiền điện của bị tăng vọt một cách khó lý giải. Người tiêu dùng đã bị sốc khi hóa đơn của họ tăng cao đến 300 lần so với mức phí mà họ thường phải trả.

Theo thống kê của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), đã có tới hơn 3,1 triệu khách hàng trên tổng số 26 triệu người sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4/2020. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra những hoá đơn cao ngất?

Mùa hè nóng nực

Một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất làm hóa đơn điện của bạn tăng cao là cái nóng khắc nghiệt của mùa hè. EVN cho rằng sức nóng ở Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ chính là “thủ phạm” sau hiện tượng này. Khi nhiệt độ môi trường cao, máy điều hòa không khí và các thiết bị làm mát phải làm việc vất vả hơn nhiều để hạ nhiệt. Cùng với nhu cầu làm mát ngày càng tăng của bạn, chuyện tiền điện tăng là dễ hiểu.

hot summer

Tuy nhiên, đây chắc hẳn không phải lần đầu Việt Nam có mùa hè nóng nực như vậy. trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, hoá đơn tiền tiện tăng “sốc” thời gian vừa qua cần phải được làm rõ.

“Nhiều người cùng phản ánh về việc hoá đơn tiền kiện tăng bất thường thì bản thân Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần có trách nhiệm làm minh bạch vấn đề này, có sự giám sát của Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), Thanh tra Chính phủ”, ông Thành nói.

Đáp lại nhận định trên, GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tán thành lý giải của EVN và chỉ ra rằng phương thức tính giá điện luỹ tiến 6 bậc thang cũng góp phần gây ra hiện tượng này.

Việc chúng ta kêu thì cứ kêu nhưng thực tế vẫn diễn ra như vậy“, GS Long bày tỏ.

Ông nêu, hiện nay, việc tính giá điện bậc thang không chỉ áp dụng ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang áp dụng.

Phương thức tính giá điện luỹ tiến

Về cơ bản, tính giá luỹ tiến nghĩa là sử dụng càng nhiều điện thì mức phí càng tăng. Hiện Việt Nam đang áp lục cơ chế 6 bậc thang. Trong trường hợp lý tưởng thì cách tính giá này có thể giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí nếu mức sử dụng rơi vào “bậc thấp”. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay thì cơ chế này lại gián tiếp đẩy mức thu lên cao và gây ra nhiều lo ngại cho người dân.

TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định rằng phương thức tính giá luỹ tiến đang đi ngược lại với logic tiêu dùng hàng hoá, tức càng mua nhiều hàng hoá càng rẻ đi. Điều này làm cách tính giá của EVN “dễ làm cho khách hàng khó hiểu, kiểm tra, theo dõi”. Từ lâu vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi khi cách tính này chỉ có lợi cho điện lực.

Đồng thuận với ý kiến trên, ông Trần Đình Long cho biết mức giá đang trong quá trình thảo luận để có sửa đổi phù hợp hơn. Bên cạnh đó, với sự tham của nhiều nhà đầu tư và phát triển năng lượng (như Shire Oak International), người tiêu dùng Việt sẽ sớm được hưởng một mức giá ưu đãi hơn.

“Đối với biểu giá điện bậc thang hàng năm vẫn được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp và Bộ Công Thương đang kiến nghị sử dụng 5 bậc thay cho 6 bậc như hiện nay. Ngoài ra, tiến tới khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được xây dựng hoàn chỉnh thì giá điện sẽ chỉ còn một bậc. Tương lai này không xa lắm, bởi theo phê duyệt của Thủ tướng thì từ 2022 sẽ bắt đầu và 2024 sẽ có thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh, ông Long giải thích.

Ngoài ra, để thông tin được minh bạch hơn, chuyên gia kinh tế – TS Lê Đăng Doanh đề nghị nên có một đơn vị độc lập vào cuộc để theo dõi, kiểm tra EVN. Nếu có dấu hiệu bất thường trong cách tính giá điện, ghi chỉ số công tơ thì đơn vị có thể đề nghị một số đơn vị chức năng khác như Cục Quản lý giá, Cục Quản lý Cạnh tranh để can thiệp.

Lỗi từ nhà cung cấp

Nếu bạn có lên mạng xã hội trong vài tuần qua, bạn sẽ thấy rất nhiều bài đăng nói rằng họ đã phải nhận hóa đơn tiền điện cao ngất. Một số vụ việc đã được đưa lên báo và EVN cũng đã có lời giải thích cho mỗi trường hợp.

Theo ghi nhận của Tuổi trẻ, bà Trương Thị Thơm (trú tổ 1 Hòa Khê, xã Hòa Sơn) phản ánh hóa đơn tiền điện kỳ tháng 5/2020 lên tới hơn 3,7 triệu đồng, tăng gấp 14,3 lần kỳ tháng 4 (258.000 đồng). Giám đốc Điện lực Hòa Vang Trần Thế Thọ nói sau khi cử người xuống kiểm tra xác định nguyên nhân tiền điện của hộ bà Thơm tăng cao là do chạm đường dây sau công tơ.

Một trường hợp khác ở Nghệ An, tiền điện của hộ gia đình tăng 32 lần, lên đến 16 triệu đồng. Sau khi kiểm tra, EVN phát hiện có sự sai sót trong quá trình nhập số liệu. Lượng điện tiêu thụ thực tế của gia đình chỉ 253 Kwh và chỉ phải trả số tiền hơn 500 nghìn đồng.

Những nhầm lẫn tương tự cũng xảy ra với hộ gia đình ở Quảng Bình, Quảng Ninh, và TP. Hồ Chí Minh. Phía điện lực cho giám đốc và cá nhân ghi sai chỉ số công tơ điện sẽ bị kiểm điểm, kỷ luật nghiêm.

Làm gì khi hoá đơn tiền điện tăng cao bất thường

Xem lại số điện

Điều đầu tiên cần làm là kiểm tra xem EVN có ghi lại chính xác số điện mà hộ sử dụng không. Việc làm đơn giản nhưng sẽ giúp bạn không bị thu phí sai.

Bảo dưỡng đồng hồ điện

Bạn có thể tự làm hoặc nhờ thợ điện kiểm tra xem đồng hồ điện có hỏng hóc gì không. Đôi khi đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ghi sai số điện tiêu thụ.

Liên hệ với EVN ngay lập tức

Nếu bạn bị thu sai mức phí vì bất kỳ lý do gì, hãy liên hệ cho nhà cung cấp để được rà soát lại và nhận hoàn phí nếu sảy ra sai sót.

Chuyển sang sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái

Với các xưởng sản xuất hay bất kì cơ sở nào có đủ diện tính mái nhà, Shire Oak International có thể mang tới một giải pháp năng lượng tối ưu. Hệ thống điện mặt trời áp mái giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào dịch vụ của EVN và dễ dàng theo dõi mức năng lượng sử dụng. Chưa kể đến những lợi ích cho môi trường, doanh nghiệp còn được hưởng một mức giá chắc chắn ưu đãi hơn mức EVN đưa ra.

boho decor in long an
Dự án BOHO Décor ở Long An

Hiện tại, SOI đang vận hành một mô hình cho thuê. Khách hàng không mất phí lắp đặt hệ thống, thay vào đó, họ chỉ cần thanh toán chi phí mặc định trong suốt thời hạn hợp đồng cho việc sử dụng năng lượng. SOI đảm bảo mức thu này rẻ hơn so với chi phí sử dụng năng lượng điện lưới. Một hợp đồng thuê thường kéo dài 15 – 20 năm, sau đó quyền sở hữu hệ thống được chuyển giao cho khách hàng. SOI ước tính các nhà sản xuất tại Việt Nam có thể tiết kiệm tới 4 triệu USD (93,2 tỷ đồng) chi phí năng lượng với hợp đồng 20 năm.

Ở Shire Oak International, chúng tôi tin rằng điện mặt trời sẽ giúp cân bằng các nguồn năng lượng được sử dụng và giúp bảo tồn môi trường tự nhiên phong phú của Việt Nam.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để tìm hiểu thêm!