Sau một mùa bầu cử dài dẵng và căng thẳng, ông Joe Biden đã chiến thắng ứng viên đến từ Đảng Bảo Thủ và trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Vào ngày nhậm chức của mình, Biden đã đưa ra 9 tuyên bố rất tham vọng liên quan đến việc phát triển năng lượng tái tạo, khác hoàn toàn so với những cam kết của cựu Tổng thống Donald Trump: hứa với người ủng hộ của mình rằng ông sẽ cứu sống ngành năng lượng điện than đang dần suy yếu, cùng lúc gỡ bỏ các quy định dành cho nhiên liệu hóa thạch được ban hành dưới thời Obama để than đá có cơ hội phát triển.
Sau cùng, ông Trump đã không thể giữ lời.
Cũng cần phải ghi nhận hành động tuyên bố sẽ bảo vệ điện than của Tổng thống Donald Trump là một nước khi khéo léo để có được sự ủng hộ của những người làm việc trong ngành khai thác mỏ.
Quay trở lại những năm 2000, điện than là nguồn cung chính đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước Mỹ. Ngành công nghiệp này chạm đỉnh vào năm 2008, nhưng sau đó dần mất đi sức hút khi mọi người bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn thay thế và có các công nghệ hiện đại để hỗ trợ động thái đó.
Đương nhiên, chính quyền Trump không thể lặng nhìn các nhà máy điện than chết dần. Ông kết nạp chính quyền của mình những người hoạt động trong ngành khai thác than và các nhà vận động hành lang, nhận các khoản đóng góp lớn từ ngành, gỡ bỏ các quy định về môi trường, v.v., chỉ để ngành điện than ‘nhúc nhích’ nhẹ vào năm 2017. Cuối cùng, điện than không có dấu hiệu phục hồi và dự kiến giảm 31% công suất trong năm nay so với năm 2016.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, hơn 50 nhà máy đã tuyên bố phá sản và hơn 100 GW công suất than đã hoặc chuẩn bị ngừng hoạt động. Họ không thể cạnh tranh với khí thiên nhiên rẻ như bèo. Họ thiếu những lợi ích lâu dài của năng lượng tái tạo, vốn đang được áp dụng rộng rãi hơn bao giờ hết khi mọi người ngày càng nhận thức được lộ trình khủng khiếp của biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu điện của Hoa Kỳ cũng như thị trường xuất khẩu của nước này. Mark Levin, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu The Benchmark Co., cho biết: “Các nhà máy điện than sẽ dần phải đóng cửa và tôi không nghĩ Trump có thể để ngăn chặn xu hướng này”.
Tại thời điểm viết bài, chúng ta đang được chứng kiến một dấu mốc lịch sử: Lần đầu tiên sau 130 năm, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo của Hoa Kỳ đã vượt qua than đá. Đây chắc chắn là một tin tốt cho môi trường và hành tinh nói chung bởi vì chúng ta đang góp phần giảm phát thải một lượng khí carbon khổng lồ. Tuy nhiên, cùng lúc, nhiều thợ mỏ và công nhân trong ngành không có việc làm, kế sinh nhai của họ đang bị đe dọa. Sự bất bình dâng cao và đây cũng có thể là một trong những lý do khiến ông Trump trở thành tổng thống một nhiệm kỳ.
Vậy tương lai cho ngành than là gì?
Có thể hiểu rằng, nhiều người trong chúng không có nhiều thiện cảm dành cho nguồn tài nguyên thiên nhiên này, nhưng không thể phủ nhận sự hữu dụng của than đá. Than có thể được sử dụng để sản xuất nông sản, sáp, nhựa và polyme. Ngoài ra, bạn có thể trích xuất các nguyên tố đất hiếm từ nó, chẳng hạn như những nguyên tố cần thiết để sử dụng trong điện thoại di động, pin và vật tư y tế. Một ý tưởng khác là biến đá thành vật liệu xây dựng, chẳng hạn như ngói lợp hoặc sàn nhà.
Cuộc cách mạng năng lượng sạch của Tổng thống Joe Biden
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, chỉ còn 9 năm nữa để ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Do đó, Tổng thống mới đắc cử đã công bố 9 điểm chính trong kế hoạch thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và hạn chế tác nhân gây ô nhiễm.
Ông cũng cũng đặt mục tiêu hỗ trợ những công nhân từng hoạt động trong ngành khai thác hóa thạch, điều mà ông Trump chưa có cơ hội thực hiện, cùng lúc kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương hành động chống lại biến đổi khí hậu.
Có một sự tương phản rõ rệt giữa hai vị Tổng thống về mảng năng lượng. Không giống như ông Trump, người đã phớt lờ năng lượng tái tạo và dốc sức hồi sinh điện than, ông Biden có một kế hoạch rõ ràng để hỗ trợ năng lượng sạch ngay từ đầu. Dù ông có đạt được tuyên bố của mình hay không, người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì năng lượng tái tạo cuối cùng đã vượt qua điện than tại cường quốc số một thế giới.