Ông Mark Shorrock, Giám đốc điều hành của chúng tôi chia sẻ một số ý kiến về chìa khóa cho an ninh năng lượng.
Qúi 1/2022: Sự bất ổn về giá năng lượng
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2022, giá dầu tăng vọt do tác động của các sự kiện như khủng hoảng Nga, cuộc tấn công vào các cơ sở của Ả Rập Xê Út. Vào ngày 17 tháng 3, giá dầu đã tăng hơn 100 USD/ thùng. Giá dầu tăng dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng cao hơn và nguy cơ lạm phát. Nền kinh tế của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu nhập khẩu đã trở nên dễ tổn thương trước các sự kiện này.
Để giải quyết vấn đề giá dầu tăng cao, chính phủ nhiều nước đã và đang thực hiện các biện pháp ngắn hạn như chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác, áp giá trần để kiểm soát nhu cầu năng lượng, v.v. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của giá dầu lên nền kinh tế toàn cầu không phải là điều xảy ra lần đầu tiên. Thế giới cần có tầm nhìn chiến lược dài hơn để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.
Giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam
Theo EVN, đến cuối năm 2020, dầu mỏ chiếm 2,2% trong khi năng lượng nhập khẩu chiếm 0,8% cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Vì vậy, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi tác động của giá dầu thế giới tăng cao.
Giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng đến giá bán lẻ xăng dầu. Điều này đẩy chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu và trong nước tăng cao, khiến giá thành sản xuất tăng.
Nền kinh tế chỉ vừa phục hồi nhẹ từ Covid-19, giá xăng dầu tăng cao đang tạo ra áp lực lạm phát và đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.
Để kiểm soát tỷ lệ lạm phát, Việt Nam đang giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, bắt đầu từ ngày 1/4. Tuy nhiên, tương tự như các biện pháp của nhiều chính phủ, đây chỉ là các giải pháp ngắn hạn.
Là một người làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo nhiều năm, chứng kiến nhiều lần nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng, Giám đốc Điều hành của chúng tôi có một số suy nghĩ về chìa khóa cho vấn đề an ninh năng lượng.
Tầm nhìn của Shire Oak International là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và dừng các nhà máy điện than mới được xây dựng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu và chịu tác động của giá dầu thế giới. Các quốc gia phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu trở nên mong manh khi những sự kiện như thế này xảy ra. Theo ông, “chìa khóa” nào cho an ninh năng lượng?
Yếu tố then chốt của an ninh năng lượng ở Việt Nam là đa dạng các nguồn năng lượng tự phát triển trong nước. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều gió ngoài khơi và trong đất liền, nhiều nắng khắp đất nước và các dự án thủy điện đã được phát triển.
Năm 2022, về giá thiết bị, phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió có chi phí tương đối phải chăng. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên của Việt Nam rất bền vững và nền kinh tế có khả năng phục hồi cao.
Tuy có nhiều lợi thế như vậy, Việt Nam vẫn đang mua than từ Indonesia và nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Tôi nghĩ có một số cách để chúng ta có thể giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Chúng ta cần tăng tỉ trọng của năng lượng mặt trời và gió trong cơ cấu năng lượng và sử dụng năng lượng thủy điện để cân bằng nhu cầu. Hệ thống năng lượng lý tưởng cho Việt Nam sẽ bao gồm một phụ tải cơ bản là các trang trại điện gió ngoài khơi. Sau đó, chúng ta có thể phát triển nhiều năng lượng mặt trời, năng lượng gió và sử dụng năng lượng thủy điện để bổ sung nhu cầu. Nếu phát sinh thêm nhu cầu năng lượng, lúc đó, chúng ta mới nhập khẩu.
Chúng ta cần thủy điện để cân bằng nhu cầu năng lượng vì mặt trời lặn vào cuối ngày sẽ dẫn đến sự thiếu điện vào ban đêm. Chẳng hạn, các nhà máy dừng hoạt động vào khoảng 5:30 chiều trong khi mặt trời đã lặn từ 4:30. Điều này có nghĩa, vào cuối ngày, nhà máy có thể bị thiếu điện. Chúng ta cần bổ sung nguồn điện thiếu hụt từ năng lượng gió hoặc thủy điện.
Để làm được điều này, chúng ta cần một nhà điều hành hệ thống điện độc lập quản lý cả việc tải và truyền. Cơ chế này sẽ hơi khác so với hệ thống hiện nay tại Việt Nam. Với hệ thống này, chúng ta cần hoạch định giá và tính đến giải pháp tích trữ năng lượng.
Theo ông, Việt Nam đang trải qua giai đoạn nào của chuyển đổi sang năng lượng tái tạo vào thời điểm hiện tại?
Tầm nhìn của tôi là trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ không cần đầu tư vào khí đốt hay than đá nữa mà chỉ đầu tư vào năng lượng tái tạo. Việt Nam sẽ là quốc gia tiên phong trong việc tạo ra một nền kinh tế năng lượng tái tạo.
Theo ông, Việt Nam có thể làm gì để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi: về mặt chính sách, đầu tư, v.v.?
Về đầu tư, Việt Nam đã và đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản yêu cầu sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Về chính sách, Chính phủ Việt Nam cần sớm công bố Quy hoạch điện VIII để thực hiện tuyên bố táo bạo của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 về việc đạt phát thảo ròng bằng “0” vào năm 2050. Với sự quyết tâm, Việt Nam có thể trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc triển khai năng lượng mặt trời và xây dựng cơ sở hạ tầng cho năng lượng gió ngoài khơi, đáp ứng nhu cầu năng lượng xanh của thị trường.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!