Tại Việt Nam, hiện tượng ô nhiễm không khí gia tăng đang đang làm dấy lên một cuộc khủng hoảng y tế. Được biết, mỗi năm có đến 71.300 người Việt thiệt mạng vì bệnh gây ra bởi ô nhiễm không khí. Thủ đô Hà Nội không may là thành phố ô nhiễm thứ hai ở Đông Nam Á, với chất lượng không khí trung bình hàng ngày là 40,8 microgam hạt ô nhiễm trên một mét khối không khí – cao hơn 63% so với mức ‘an toàn’ là 25 µg/m² do Bộ Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận. Trung tâm kinh tế của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố ô nhiễm thứ 15 trong khu vực, trung bình mỗi ngày thải ra 26,9 µg/m² chất ô nhiễm không khí.
Thật khó để kể hết những tác động tiêu cực đến sức khỏe của ô nhiễm không khí. Các hạt bụi mịn xâm nhập sâu vào phổi và hệ tim mạch, gây đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, và nhiễm trùng đường hô hấp. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em do phổi và hệ thống miễn dịch chưa phát triển. Không phải tự nhiên màngày càng nhiều trẻ em bị viêm phổi, hen suyễn và viêm phế quản ở cả Hà Nội lẫn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bàn về than đá
Nhận thức được những rủi ro này, năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã công bố các biện pháp nhằm giải quyết mức độ ô nhiễm không khí đáng lo ngại, bao gồm kiểm soát chặt chẽ hơn các công trường xây dựng đồng thời khuyến cáo những người dễ bị tổn thương nên ở nhà vào những ngày mức ô nhiễm quá cao. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam là do việc đốt than để sản xuất điện. Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019, từ 65% đến 75% tổng lượng khí thải CO2 của Việt Nam đến từ việc các cơ sở nhiệt điện than.
Việc sử dụng than đang tăng lên theo cấp số nhân ở Việt Nam. Lượng than nhập khẩu đã tăng gấp đôi chỉ trong một năm lên 43,7 triệu tấn từ năm 2018 đến năm 2019 và tăng hơn 50% lên 31,5 triệu tấn chỉ trong sáu tháng trong nửa đầu năm 2020 khi nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng lên 6.000 MWp mỗi năm. Hiện có hơn 75 nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam. Mặc cố gắng cắt giảm mở nhà máy mới, các kế hoạch của chính phủ cho thấy đất nước vẫn dự kiến sẽ đáp ứng 37% nhu cầu năng lượng bằng than vào năm 2025 (con số này đã giảm so với kế hoạch 50% than vào năm 2030 chỉ với vạch ra năm ngoái).
Thách thức về năng lượng sạch
Năng lượng mặt trời là một trong những giải pháp thuyết phục nhất cho nhu cầu năng lượng của Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển. Theo nhóm nghiên cứu toàn cầu McKinsey, Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới có nguồn ánh sáng mặt trời dồi dào, được ghi nhận từ 4-5 kilowatt giờ trên mét vuông. Ngoài ra,điện mặt trời còn được chính phủ hỗ trợ thuế quan nhiệt tình nhằm thúc đẩy mục tiêu đáp ứng 20% nhu cầu năng lượng của Việt Nam bằng năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Tuy nhiên, Việt Nam nhanh chóng áp dụng năng lượng mặt trời là vậy, nhưng lưới điện quốc gia đứng trước nguy cơ bị quá tải vì các nguồn điện sạch. Trong một báo cáo gần đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết Việt Nam có 23.000 MW công suất dự án NLTT hoạt động tính đến cuối tháng 8 năm 2020, đủ để cung cấp điện cho 7,5 triệu ngôi nhà, và 17.000 MW khác đã được phê duyệt xây dựng. Dù việc xây dựng một nhà máy điện mặt trời mới có thể chỉ mất sáu tháng, đường dây truyền tải trung bình có thể mất đến ba năm để xây dựng, gây áp lực lên cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Điện mặt trời trên mái nhà là giải pháp tối ưu
Thật khó để tìm ra giải pháp nào hợp lý hơn là điện mặt trời trên mái nhà! Từng được coi là giải pháp quy mô nhỏ cho nhà ở tư nhân, các nhà phát triển như Shire Oak International (SOI) hiện đang đầu tư và triển khai các hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà quy mô lớn có thể cung cấp năng lượng trực tiếp không nối lưới cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất trên khắp Việt Nam. Đặc biệt, sản xuất là một trong những ngành phát triển nhanh nhất của Việt Nam và với nhiều nhà máy đặt tại miền Nam Việt Nam, nơi có ngập tràn ánh sáng mặt trời, điện mặt trời trên mái nhà hẳn là giải pháp năng lượng lý tưởng.
Hệ thống điện mặt trời áp mái cho phép một doanh nghiệp biến ánh sáng mặt trời thành nguồn cung năng lượng phục vụ cho hoạt động của mình. Thông qua các tấm pin mặt trời được đặt trực tiếp trên mái nhà của một nhà máy, bức xạ mặt trời sẽ được chuyển hoá thành điện một chiều. Sau khi được xử lý thành điện xoay chiều, năng lượng được đưa qua một đồng hồ để phân phối năng lượng đó qua tòa nhà. Dòng năng lượng có thể được theo dõi liên tục; phần điện dư có thể được bán lại cho lưới điện quốc gia. Ngoài ra, các khách hàng của SOI cũng đã cho biết nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hơn trong các nhà máy của họ do bóng râm của các tấm pin trên mái nhà tạo ra hiệu ứng làm mát tự nhiên.
Lợi nhuận kinh doanh. Lợi ích cho con người và hành tinh
Có rất nhiều lợi ích chờ dành cho doanh nghiệp chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời trên mái nhà. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là tiết kiệm chi phí, các khách hàng của Shire Oak International được đảm bảo tiết kiệm đáng kể tiền điện so với việc trả tiền cho năng lượng lưới chính. Hãy sử dụng Mô hình tính toán tiết kiệm để hiểu rõ hơn nhé! Khoản tiết kiệm này có thể được sử dụng để đầu tư vào doanh nghiệp nhằm tăng trưởng và phát triển lâu dài. Khi đáo hạn hợp đồng, quyền sở hữu hệ thống hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp.
Những lợi ích về môi trường cũng rất rõ ràng. Hệ thống năng lượng mặt trời 996KWh trên mái nhà máy SOI Client BOHO Décor’s ở tỉnh Long An cho phép công ty giảm phát phải 861 tấn khí Co2 mỗi năm. Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cũng đảm bảo không khí xung quanh nhà máy không bị ô nhiễm thêm, giúp hỗ trợ các cộng đồng địa phương dễ bị tổn thương. Cuối cùng, hệ thống tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp nhận được chứng nhận quốc tế như Chứng nhận vàng Lãnh đạo về Thiết kế Hiệu quả Năng lượng và Bảo vệ Môi trường (LEED) từ Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (BOHO Décor là công ty nội thất đầu tiên tại Việt Nam được trao tặng LEED).
Theo quan sát gần đây của Viện Tài nguyên Thế giới, Việt Nam có cơ hội trở thành nước đi đầu trong công cuộc phát triển bền vững ở châu Á – nếu không muốn nói là toàn bộ các nước đang phát triển. Và, với sự hỗ trợ mạnh mẽ, bền bỉ từ một chính phủ đang nhanh chóng tái hoạch định nền kinh tế năng lượng của mình theo hướng năng lượng tái tạo, quá trình này đang tiến triển thuận lợi. Điện mặt trời trên mái nhà là một thành phần thiết yếu cho mục tiêu này, giúp cung cấp giải pháp cho lưới điện quá tải và cân bằng chi phí cho doanh nghiệp. Đây là lợi ích hoàn hảo cho phép các nhà sản xuất sử dụng năng lượng sạch cho hoạt động hàng ngày mà không cần lưu trữ điện.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều lợi ích của hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà từ Shire Oak International, vui lòng liên hệ với nhóm Sales của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hết mình!