Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Những nguồn năng lượng này ngày càng hiệu quả, thường rẻ hơn so với than đốt và ít có tác động tiêu cực đến môi trường. Năng lượng tái tạo hiện là dạng năng lượng hiệu quả và có lợi nhất cho nhân loại.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi năng lượng diễn ra vẫn rất chậm bởi năng lượng than đối đã song hành cùng sự phát triển kinh tế đã quá lâu. Nhận ra được điều này, các nhà lãnh đạo toàn cầu cùng nhau cắt giảm lượng khí thải carbon để chống lại nhiệt độ và mực nước biển tăng do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Năng lượng sạch miễn phí và vô tận
Về cơ bản, năng lượng tái tạo là năng lượng liên tục được đổi mới: hay nói cách khác, không bao giờ cạn kiệt! Điều này là do năng lượng tái tạo đến từ mặt trời, gió và dòng hải lưu, là những vật cố định tự nhiên, vô tận trên trái đất. Vì vậy, năng lượng tái tạo cũng không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến môi trường bởi chúng là một phần của môi trường.
Điều này trái ngược với việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt để tạo năng lượng. Những tài nguyên này là hữu hạn: một khi chúng bị đốt cháy, chúng sẽ biến mất. Hơn nữa, cả việc khai thác và sử dụng chúng đều gây ra tác hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Than là nguồn gây ô nhiễm nhất trong tất cả các nhiên liệu hóa thạch. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có khí thải từ năng lượng than đốt chiếm tới 75% tổng lượng khí thải carbon. Hơn 71.300 người Việt chết hàng năm do ô nhiễm không khí khi đất nước không giảm đốt than.
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời được tạo ra bằng cách sử dụng những tấm pin mặt trời. Những tấm pin hấp thụ năng lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời và chuyển hoá thành điện năng để cung cấp cho nhà ở và nơi làm việc của chúng ta.
Nhờ nhiều thập kỷ nghiên cứu và phát triển công nghệ, năng lượng mặt trời hiện là một trong những dạng năng lượng rẻ nhất và hiệu quả nhất trên thế giới. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy năng lượng mặt trời hiện rẻ hơn so với việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở hầu hết các nơi trên thế giới – đặc biệt là những nơi có nhiều giờ nắng như Việt Nam.
Một báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu toàn cầu McKinsey đã quan sát thấy rằng Việt Nam có nguồn năng lượng tự nhiên khổng lồ: bốn đến năm kilowatt giờ mỗi mét vuông cho riêng mặt trời. Công ty cho biết thêm, bằng cách tăng nguồn cung cấp năng lượng bằng năng lượng tái tạo thay vì than, Việt Nam có thể tiết kiệm 10% – tương đương 30 tỷ USD – trong tổng chi phí điện cho đến năm 2030. Từ năm 2030 đến 2040, những thay đổi này sẽ tiết kiệm được 45 tỷ USD.
Năng lượng gió
Giống như năng lượng mặt trời làm với mặt trời, năng lượng gió khai thác năng lượng do gió tạo ra và biến nó thành điện năng để sử dụng trong nhà và nơi làm việc. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các tuabin gió lớn có thể cao như các tòa cao tầng. Năng lượng gió đặc biệt phù hợp với các quốc gia có ít ánh sáng mặt trời, như Vương quốc Anh, nơi năng lượng gió ngoài khơi hiện là lĩnh vực đầu tư năng lượng hàng đầu.
Bởi gió thổi mạnh nhất gần biển, năng lượng gió cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ quốc gia nào có dải bờ biển lớn – như Việt Nam! Báo cáo tương tự từ McKinsey cho thấy Việt Nam 3.000 km bờ biển có sức gió ổn định trong phạm vi 5,5 đến 7,3 mét mỗi giây, khiến nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng để khai thác năng lượng gió.
Giống như năng lượng mặt trời, gió cũng giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch. Chi phí xây dựng trang trại năng lượng mặt trời hoặc gió hiện rẻ hơn đáng kể so với xây dựng nhà máy than mới, và trong nhiều trường hợp rẻ hơn so với việc tiếp tục vận hành các nhà máy than hiện có.
Năm 2018, báo cáo chi phí năng lượng hàng năm của Lazard đã chỉ ra rằng chi phí năng lượng gió đã giảm 69% kể từ năm 2009, trong khi chi phí năng lượng mặt trời đã giảm 88%. Trong khi đó, chi phí than giảm chỉ 9%, trong khi và chi phí hạt nhân đã tăng 23%. Giá dự kiến sẽ giảm thêm 30% cho năng lượng gió và 60% cho năng lượng mặt trời vào năm 2050.
Thuỷ điện
Thủy điện hoạt động bằng cách khai thác dòng nước trong sông để tạo ra năng lượng. Hệ thống thuỷ điện sử dụng các đập lớn lưu trữ và bơm nước để tạo ra năng lượng, hoặc các cơ sở nhỏ hơn khai thác dòng chảy tự nhiên của các dòng sông.
Dù thủy điện được coi là năng lượng tái tạo, nó lại không thực sự thân thiện môi trường. Những con đập khổng lồ được xây dựng để tạo ra năng lượng thường gây ra tác hại nghiêm trọng cho các dòng sông và hệ sinh thái mà bao quanh chúng.
Ta có thể thấy hiện tại ở sông Mê Kông, nơi một con đập lớn ở biên giới phía bắc đang phá vỡ mức phù sa tự nhiên trong dòng sông, gây xói mòn đất nghiêm trọng và lũ lụt ở đồng bằng sông Mê Kông – nơi canh tác phần lớn nông sản Việt Nam.
Năng lượng sinh khối
Sinh khối cũng được coi là một năng lượng tái tạo vì nó liên quan đến việc đốt các vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật và động vật, bao gồm cả cây trồng, gỗ thải và cây cối. Khi sinh khối bị đốt cháy, năng lượng hóa học được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo ra điện bằng tua bin hơi nước.
Sinh khối thường được mô tả nhầm là nhiên liệu sạch, có thể tái tạo, là nguồn thay thế an toàn hơn than và nhiên liệu hóa thạch khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều dạng sinh khối, đặc biệt là từ các khu rừng, sản xuất ra lượng khí thải carbon cao hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Vì thế, chúng dĩ nhiên gây ra hậu quả tiêu cực đối với đa dạng sinh học.
Năng lượng tái tạo nào cho Việt Nam?
Nhìn chung, năng lượng mặt trời và gió là những nguồn năng lượng hiệu quả nhất cho Việt Nam. Theo McKinsey, một lộ trình năng lượng tái tạo thành công bao gồm xây dựng năng lực sản xuất năng lượng mặt trời và gió của đất nước lần lượt là 61 gigawatt và 39 gigawatt tính đến năm 2030.
Giải pháp này không chỉ có chi phí thấp hơn kế hoạch năng lượng hiện tại của Việt Nam – tăng sản lượng điện than đốt lên 45 gigawatt vào năm 2030 – mà còn cắt giảm phát thải khí nhà kính xuống 1,1 gigatons vào năm 2030. Điều này sẽ cho phép Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm khí thải của Liên Hợp Quốc trong khi cũng cải thiện đáng kể chất lượng không khí của quốc gia, vốn đang thuộc hàng kém nhất Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, nếu tuân theo kế hoạch này và sản xuất năng lượng tái tạo trong nước, Việt Nam sẽ giảm 60% nhu cầu năng lượng nhập khẩu và tạo ra 46.000 việc làm mới cho lao động Việt Nam vào năm 2030 – gấp đôi so với lựa chọn phát triển năng lượng than đốt.
Để được chia sẻ cách công ty đưa của bạn trở thành một nhà lãnh đạo công trình xanh, hãy liên hệ với Shire Oak International ngay hôm nay.