Ngày 19/8/2020, tại Khu công nghiệp Việt Hương, Bình Dương, Lễ ký kết Hợp đồng mua bán điện (PPA) cho Dự án điện mặt trời áp mái Chin Li đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hợp đồng được ký bởi ông Borries Plass, Giám đốc vận hành của Shire Oak International (SOI) và ông Henry Hsieh, Giám đốc điều hành của Chin Li My Phuoc (CLMP). Sự kiện này đánh dấu sự hợp tác đầu tiên giữa hai bên.
Buổi lễ có sự chứng kiến của các nhân viên Shire Oak International, ông Yu Jia Hua – Giám đốc điều hành Công ty Li Hong, cùng các thành viên ưu tú khác.
Trong dự án, Shire Oak International đóng vai trò là nhà phát triển. Đơn vị phát triển năng lượng chịu trách nhiệm lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời công suất 2,9 MW trên mái nhà để cấp điện phục vụ hoạt động của CLMP. Thông qua Hợp đồng PPA này, hệ thống được cung cấp miễn phí cho CLMP và sau đó SOI bán lại điện năng được tạo ra cho họ với mức chiết khấu theo giá điện tiêu chuẩn của tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN). Lợi ích tài chính từ dự án điện mặt trời áp mái này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch mở rộng và phát triển trong tương lai của CLMP. Trong thời gian thuê, tất cả các hoạt động bảo trì và vận hành (O&M) đều do SOI quản lý. Khi kết thúc thời hạn hợp đồng, CLMP sẽ nhận quyền sở hữu hệ thống với mức phí là 100.000 đồng.
Khi được hỏi về lý do tại sao ông muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, ông Henry Hsieh, đại diện của CLMP, giải thích: “Từ trước tới nay, doanh nghiệp chúng tôi luôn để quan tâm đến môi trường.”
Cam kết phát triển bền vững và bảo vệ môi trường mà ông nói đến hiện diện rõ trong nhà máy CLMP. Doanh nghiệp lựa chọn mái nhà hình bầu dục, giúp cải thiện khả năng thông gió và tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, hệ thống điều hoà hiệu quả giúp lưu thông không khí tốt và tiết kiệm chi phí làm mát. Tất cả các bóng đèn bên trong đều là bóng đèn có công suất thấp.
CLMP cũng đã và đang sử dụng một hệ thống năng lượng mặt trời tự đầu tư và hệ thống lọc nước để cung cấp năng lượng cho một phần hoạt động của họ. Với bộ lọc / tái chế nước 3 bước tiên tiến, doanh nghiệp tận dụng triệt để nước mưa và nước ngầm, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như nước máy, xả toilet, tưới cây và cuối cùng là cho ao cá.
Quan trọng hơn cả, ông Henry luôn mong muốn có nguồn cung điện mặt trời có công suất cao hơn hẳn để hoạt động sản xuất một cách tự tin hơn mà không ảnh hưởng đến hình ảnh thân thiện với môi trường và cam kết phát triển bền vững của mình. Đối tác lý tưởng để giúp ông thực hiện tầm nhìn này sẽ là một đơn vị có hiểu biết sâu sắc về trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và có chuyên môn trong ngàng phát triển năng lượng tái tạo. SOI thoả mãn những yếu tố đó.
Đội ngũ sáng lập và các thành viên của Shire Oak International đã thúc đẩy thành công những dự án năng lượng lớn nhất trong khu vực, có thể kể đến: nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất tại Anh, nhà máy điện thủy triều 320MW tại Vịnh Swansea đầu tiên trên thế giới. Cho đến nay, chúng tôi đã triển khai độc lập hơn 33 trang trại điện mặt trời, đồng thời phát triển đội ngũ thực hiện dự án ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm: Zimbabwe, Uganda, Colombia, Iraq và Việt Nam. Hiện tại, công ty đang trong quá trình triển khai hơn 720 dự án năng lượng mặt trời trên mái nhà với tổng công suất 2,1 GW vầ tổng giá trị 1,9 tỷ USD (44 nghìn tỷ đồng) trên khắp Việt Nam.
Bên cạnh đó, với tư cách là Chủ tịch Phòng Thương mại Đài Loan tại Việt Nam, ông Henry đánh giá cao sự uy tín của SOI với tư cách là một thành viên tích cực của Eurocham và Britcham. Trong tương lai, ông muốn quảng bá nhiều hơn về các giải pháp năng lượng tái tạo trong mạng lưới của mình và khuyến khích các doanh nghiệp khác dấn thân vào công cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Đại diện cho SOI, ông Borries Plass bày tỏ mong muốn CLMP sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa tại Việt Nam. Ông hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam và truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác học hỏi và làm theo.
Với mỗi MW công suất hệ thống được lắp đặt, các doanh nghiệp có thể giảm phát thải khoảng 861 tấn khí carbon mỗi năm. Bên cạnh những lợi ích về môi trường, nhiệt độ vận hàng của các nhà xưởng sử dụng hệ thống cũng thấp hơn, do đó giảm nhu cầu làm lạnh và chi phí năng lượng hơn nữa. Bên cạnh đó, nếu họ nghiêm túc đi theo hướng phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể đạt được các chứng nhận như LEED (Chứng nhận quốc tế về kiến trúc xanh) giúp cải thiện khả năng nhận diện thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực hoạt động.
“Đây thực sự là một giải pháp đôi bên cùng có lợi”, ông Borries khẳng định.