Giá dầu và khí đốt hiện đang ở mức thấp kỷ lục khi đại dịch Covid-19 giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến giảm đáng kể nhu cầu năng lượng. Nếu điều này xảy ra vài năm trước đây, chắc hẳn những gã khổng lồ năng lượng sẽ không bỏ lỡ cơ hội dự trữ dầu với mức giá chưa từng có. Đây không chỉ là tin xấu cho môi trường mà ngành năng lượng tái tạo đang phát triển có thể phải vất vả hơn nữa để tạo vị thế cạnh tranh.
Trong thập kỷ vừa qua, sức hút của năng lượng tái tạo với các nhà đầu tư chưa bao giờ thuyên giảm. Theo đánh giá hàng năm mới nhất của UN, tổng đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo là 2,6 nghìn tỷ đô la từ năm 2010 đến 2019, tăng gấp bốn lần công suất năng lượng tái tạo toàn cầu từ 414 gigawatt lên 1650 gigawatt. Công suất năng lượng mặt trời nhận được sự ưu ái nhiều nhất khi tăng 26 lần từ 25 GW lên ước tính 663 GW vào năm 2019.
Hiện tại, năng lượng tái tạo đáp ứng 12,9% tổng nhu cầu sử dụng điện toàn cầu, một tỷ lệ tương đối nhỏ. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc cho biết, năm 2018, tổng đầu tư đạt 272,9 tỷ USD: gấp ba lần đầu tư vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, một báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) cho thấy năng lượng tái tạo mới chiếm 72% trong tổng số cơ sở sản xuất năng lượng mới trong năm 2019.
Khi các nhà lãnh đạo thế giới cùng nhau cắt giảm lượng khí thải carbon theo Hiệp định khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015, nhiều quốc gia đã tăng đáng kể thị phần điện tái tạo, bao gồm Anh, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Brazil và thậm chí cả Việt Nam. Tại Anh, năng lượng tái tạo chiếm 47% sản lượng điện quốc gia từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, phá vỡ kỷ lục hàng quý trước đó là 39% được thiết lập vào năm 2019.
Do đó, trữ lượng dầu dư do đại dịch Covid-19 càng gây thêm áp lực cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, vốn đang gặp khó khăn do nhu cầu giảm.
Chính phủ hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh mới
Hoạt động kinh tế ảm đạm trong đại dịch Covid-19 đã dẫn đến giảm phát thải carbon toàn cầu. Theo bài phân tích từ Carbon Brief, một trang web tin tức về khí hậu và năng lượng có trụ sở tại Vương quốc Anh, ước tính sẽ có khoảng 5,5% lượng khí thải giảm vào năm 2020 so với năm 2019; đây là mức giảm phát thải CO2 theonăm lớn nhất từ trước đến giờ, lớn hơn cả mức giảm trong năm khủng hoảng kinh tế 2008 và Thế chiến I và II.
Đúng là nếu xu hướng này tiếp tục thì khí hậu và môi trường sẽ dễ dàng hồi phục hơn. Tuy nhiên, không thể dựa vào đại dịch toàn cầu tàn phá kinh tế, khủng hoảng tài chính hay chiến tranh thế giới để giảm lượng khí thải carbon.
Hiện nay mọi người đều nhận thức được rằng việc tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu. Hành tinh này đã nóng lên 1 độ so với trước thời kỳ tiền công nghiệp, và theo các nhà khoa học: bất cứ điều gì hơn 1,5 độ nóng lên toàn cầu sẽ tác động mạnh tới cuộc sống trên hành tinh này. Nhiều chính phủ và doanh nghiệp đang cấp bách thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Chúng ta nhận được lời kêu gọi mạnh mẽ từ các nước EU về sự phục hồi xanh, cũng như từ một nhóm các quốc gia cam kết đạt được lượng khí thải Net-Zero vào năm 2050. Chính phủ Úc chi $ 259 tỷ AUD cho công tác khắc phục hậu quả dịch bệnh, bao gồm trợ cấp thất nghiệp các ưu đãi khấu trừ thuế cho dự án năng lượng mặt trời thương mại và công nghiệp. Tại Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến mức giảm thuế suất 24% đối với năng lượng mặt trời. Chính phủ cũng đã ấn định mức thuế đối với năng lượng mặt trời trên mái nhà ở mức 1.943 đồng (8,38 cent) và năng lượng mặt trời nổi ở mức 1.783 đồng (7,69 cent).
Lợi ích kinh tế từ năng lượng tái tạo
Nhờ những đột phá về công nghệ, các hệ thống năng lượng gió và mặt trời có chi phí lắp đặt và bảo trì thấp trong khi hoạt động hiệu quả hơn các hệ thống dựa trên nhiên liệu hóa thạch – đặc biệt là than đá. Theo IRENA, trung bình điện mặt trời mới (PV) và năng lượng gió trên bờ có chi phí thấp hơn so với việc duy trì hoạt động những nhà máy than hiện có.
Năm sau, chi phí từ 1.200 gigawatt (GW) công suất năng lượng than đốt có thể lớn hơn chi phí của pin mặt trời quy mô tiện ích mới. Việc thay thế 500 GW điện than bằng điện mặt trời và gió trên bờ sẽ cắt giảm chi phí hệ thống điện tới 23 tỷ USD mỗi năm và giảm phát thải hàng năm khoảng 1,8 gigaton (Gt) khí CO2, tương đương 5% tổng số lượng khí thải CO2 toàn cầu năm 2019. Nó cũng sẽ mang lại một khoản kích thích đầu tư trị giá 940 tỷ USD, tương đương với khoảng 1% GDP toàn cầu.
Thực tế đã chứng minh thế giới có thể tiếp tục giảm phát thải trong đại dịch Covid-19 đồng thời đạt được những thành tựu phát triển kinh tế. Điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta tận dụng cơ hội này để thực hiện chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Bên cạnh sự chỉ đạo và hướng dẫn ở cấp chính phủ, sự cam kết của các doanh nghiệp và tổ chức cũng có vai trò quan trọng không kém.
Các công ty có thể góp sức vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách chọn nguồn cung năng lượng tái tạo để vận hành hoạt động sản xuất. Đối với các nhà sản xuất, hệ thống năng lượng mặt trời áp mái là một trong những giải pháp năng lượng tiết kiệm nhất trên thị trường. Giải pháp cấp năng lượng sạch vừa giúp giảm chi phí vừa bảo vệ môi trường.
Shire Oak International tin vào giải pháp năng lượng này, đó là lý do tại sao chúng tôi là nhà phát triển hàng đầu về điện mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Chúng tôi làm việc với các chuyên gia để lắp đặt các mái nhà năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho các nhà máy hoặc cơ sở với giá rẻ hơn so với sử dụng điện lưới, cùng lúc giúp họ đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường của Việt Nam. Các hệ thống của chúng tôi cũng cung cấp một số lợi ích khác, chẳng hạn như nhiệt độ vận hành giảm đáng kể và tăng khả năng đạt chứng nhận LEED (Chứng nhận công trình xây dựng xanh) được công nhận trên toàn thế giới.
Nếu bạn quan tâm đến việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho nhà xưởng của mình, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!