Du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Trong năm 2019, ước tính có khoảng 85 triệu lượt khách du lịch đến thăm Việt Nam, đem lại tổng doanh thu (từ khách du lịch quốc tế và nội địa) lên đến 726 nghìn tỷ đồng (31,4 tỷ USD) – mức tăng 17,1% so với năm 2020.
Cùng lúc, du lịch cũng là một trong những ngành “hao điện” nhất ở Việt Nam. Ngành công nghiệp này đang gặp khó khăn vì nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, gây áp lực lên cơ sở hạ tầng quốc gia. Được biết, tổng tiêu thụ năng lượng Việt Nam tăng khoảng 10% hay 6.000 MWp mỗi năm kể từ năm 2015; nhu cầu này phần lớn được đáp ứng bởi than – loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất và đắt đỏ nhất trong số các loại nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có thể “lật ngược tình thế” cho ngành du lịch. Bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo làm nguồn cung chính, quốc gia vừa có thể giảm phát thải, vừa tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.
Ngành du lịch xanh đầy hứa hẹn
Ngành du lịch xanh là một trong những ngành đang dẫn đầu xu thế trong nhóm các ngành công nghiệp toàn cầu – tăng trưởng 9,4% vào năm 2019, cùng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là 10% mỗi năm; ước tính đạt tổng giá trị 338 triệu đô la Mỹ đến năm 2023. Chúng ta đạt được tốc độ này là nhờ sự nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ảnh hưởng tiêu cực kiểu ngành du lịch tới môi trường.
Các quốc gia có danh lam thắng cảnh và thiên nhiên trù phú như Việt Nam là những đối tượng lý tưởng nhất để phát triển ngành du lịch xanh. Nhận thấy được sự quan tâm lớn dành cho lĩnh vực này, chính phủ Việt Nam đã cho ra mắt trang web Du lịch Xanh, trong đó nêu bật các thông hữu dụng nhất dành cho “du khách có trách nhiệm” và thúc đẩy các tổ chức khai thác du lịch bền vững.
Tuy nhiên, cho đến nay, không có nhiều sự quan tâm dành cho việc cung cấp năng lượng tại các điểm du lịch. Sẽ thật đáng tiếc nêu chúng ta bỏ lỡ cơ hội đầu tư và phát triển này! Cụ thể, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm ở những khu vực giàu ánh sáng tự nhiên hoàn toàn có thể ứng dụng hệ thống điện mặt trời áp mái.
Khu nghỉ dưỡng được vận hành bởi năng lượng tái tạo
Như một nghiên cứu của Đại học Surrey ở Anh đã chỉ ra, các điểm nóng du lịch thường nằm ở các vùng ven biển và hải đảo. Đây là những địa điểm được “trời phú” cho dồi dào những nguồn năng lượng tái tạo: từ năng lượng mặt trời, thủy triều đến gió. Nói riêng ở Việt Nam, du lịch biển đảo chiếm khoảng 60% tổng doanh thu của ngành du lịch, thu hút 70% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.
Những hòn đảo này – như Phú Quốc ở miền Nam Việt Nam – được hưởng số giờ nắng nhiều nhất trên cả nước, nhưng hầu hết vẫn được vận hành bằng điện than. Theo quan sát của Insula, các hòn đảo du lịch thường phụ thuộc đáng kể vào nhiên liệu hóa thạch, mặc dù họ dễ dàng tiếp cận với các nguồn năng lượng tái tạo – sạch, miễn phí và vô tận.
Hiểu rõ điều này, Shire Oak International hiện đang cùng các đối tác doanh nghiệp triển khai các hệ thống điện mặt trời áp mái phục vụ ngành sản xuất tại Việt Nam. Với khả năng cấp điện cho nhà máy suốt cả ngày làm việc, điện mặt trời áp mái đã được chứng minh là giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể, đồng thời giảm bớt áp lực lên hệ thống lưới điện hiện đang quá tải của Việt Nam. Đây là giải pháp đôi bên cùng có lợi cho chính phủ và doanh nghiệp! Với những lợi ích này, việc điện than bị thay thế chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hưởng thêm lợi nhuận từ điện mặt trời
Mô hình tương tự kể trên của Shire Oak có thể được áp dụng cho các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong ngành du lịch để mang lại lợi ích đáng kể. Tại Úc, các thử nghiệm đã cho thấy các khách sạn sử dụng năng lượng tái tạo đã có thể tiết kiệm chi phí đáng kể.
Khu nghỉ dưỡng Couran Cove Resort ở Queensland là điểm đến 5 sao rộng 151 ha. Thông qua phương pháp sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời, năng lượng gió kết hợp, và khí đốt, chi phí năng lượng cho khu nghỉ dưỡng vào năm 2013 là 5,3 triệu đô Úc – giảm hơn 2,6 triệu đô so với thời điểm sử dụng nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch thông thường.
Hiện tại, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 ở Việt Nam, lệnh cách ly đã chặn đứng dòng khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, thách thức luôn đi kèm với cơ hội, đây là lúc ngành du lịch thể hiện sức bật của mình khi Việt Nam dần mở cửa lại với các quốc gia láng giềng.
Với tầm nhìn và một chiến lược đầu tư hiệu quả, ngành du lịch Việt Nam có khả năng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc phát triển bền vững toàn cầu, là tấm gương sáng cho cả các nước đang phát triển và phát triển trong việc sử dụng tối ưu năng lượng tái tạo. Tham vọng này hiển nhiên không ngoài tầm với nếu có được sự vận động, hỗ trợ nhiệt tình từ chính phủ, giúp thu hút các cơ sở nghỉ dưỡng tham gia phát triển và tận dụng triệt để năng lượng tái tạo.